Ngành Công nghệ thông tin | 7480201

Ngành Công nghệ thông tin | 7480201

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Công nghệ thông tin hiện được coi là một trong những ngành nghề chủ chốt của các quốc gia bởi hầu như lĩnh vực nào người ta cũng phải sử dụng hệ thống máy tính và mạng Internet. Dù là các doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viện, trường học, văn phòng thì đều không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của công nghệ.

Khi theo học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

Chương trình học ngành công nghệ thông tin

Kiến thức chung

  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
  • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN
  • Tiếng Anh A11/A21
  • Tiếng Anh A12/A22
  • Tiếng Anh A21/B11
  • Tiếng Anh A22/B12
  • Tin học cơ sở 1
  • Tin học cơ sở 2
  • Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
  • Giáo dục thể chất 1
  • Giáo dục thể chất 2
  • Giáo dục Quốc phòng
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng tạo lập văn bản
  • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kiến thức cơ bản nhóm ngành

  • Giải tích 1
  • Giải tích 2
  • Đại số
  • Vật lý 1 và thí nghiệm
  • Vật lý 3 và thí nghiệm
  • Xác suất thống kê

Kiến thức cơ sở ngành

  • Kỹ thuật số
  • Toán rời rạc 1
  • Toán rời rạc 2
  • Ngôn ngữ lập trình C++
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Cơ sở dữ liệu
  • Kiến trúc máy tính
  • Kỹ thuật vi xử lý
  • Xử lý tín hiệu số
  • Hệ điều hành
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Mạng máy tính
  • Nhập môn công nghệ phần mềm
  • Nhập môn trí tuệ nhân tạo
  • Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
  • Lý thuyết thông tin
  • Kỹ thuật đồ họa
  • An toàn và bảo mật hệ
  • Xử lý ảnh

Kiến thức chuyên ngành

(Hệ thống thông tin)

  • Lập trình Web
  • Quản lý dự án phần mềm
  • Cơ sở dữ liệu phân tán
  • Lập trình mạng
  • Phát triển hệ thống thương mại điện tử
  • Hệ cơ sở dữ liệu đa phương tiện
  • Phát triển hệ thống thông tin quản lý
  • Kho dữ liệu và khai phá dữ liệu
  • Các hệ thống phân tán
  • Chuyên đề
  • Hệ trợ giúp quyết định
  • Các hệ thống dựa trên tri thức
  • Phát triển phần mềm hướng dịch vụ
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật nâng cao trên Java

Kiến thức chuyên ngành

(Máy tính và truyền thông)

  • Lập trình Web
  • Quản lý dự án phần mềm
  • Cơ sở dữ liệu phân tán
  • Lập trình mạng
  • Thiết kế mạng máy tính
  • Đánh giá hiệu năng mạng
  • Quản lý mạng máy tính
  • An ninh mạng
  • Các hệ thống phân tán
  • Chuyên đề
  • Kiến trúc và thuật toán song song
  • Hệ cơ sở dữ liệu đa phương tiện
  • Mạng viễn thông thế hệ mới

Kiến thức chuyên ngành

(Công nghệ phần mềm)

  • Lập trình Web
  • Quản lý dự án phần mềm
  • Cơ sở dữ liệu phân tán
  • Lập trình mạng
  • Kiến trúc và thiết kế phần mềm
  • Xây dựng các hệ thống nhúng
  • Đảm bảo chất lượng phần
  • Phát triển phần mềm hướng dịch vụ
  • Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động
  • Chuyên đề
  • Phát triển phần mềm hướng Agent
  • Các hệ thống phân tán
  • Tương tác người máy
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật nâng cao trên Java
Chương trình học tham khảo tại HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Ngành công nghệ thông tin học trường nào?

Một số trường Đại học đào tạo ngành CNTT

KHU VỰC MIỀN BẮC
Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Kỹ thuật Mật mã
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Điện lực
Đại học Giao thông vận tải
Đại học Hà Nội
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Đại học Xây dựng
Đại học Công nghiệp Việt Hung
Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
Đại học Hải Phòng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Đại học Thủy lợi
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Đông Đô
Đại học Phương Đông
Đại học Đại Nam
Đại học Hòa Bình
Đại học Quốc tế Bắc Hà
Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
Đại học Thành Đô
KHU VỰC MIỀN TRUNG
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Đại học Nha Trang
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng
Đại học Vinh
Đại học Hà Tĩnh
Đại học Quy Nhơn
Đại học Quảng Bình
Đại học Khoa học – Đại học Huế
Đại học Quảng Nam
Đại học Phan Thiết
Đại học Công nghệ Vạn Xuân
KHU VỰC MIỀN NAM
Đại học Kinh tế – Tài chính TP. HCM
Đại học Ngoại Ngữ – Tin học TP. HCM
Đại học Sư phạm TP. HCM
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Hùng Vương – TP. HCM
Đại học Công nghệ TP. HCM
Đại học Văn Lang
Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM
Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
Đại học Công nghệ Thông tin – ĐH Quốc gia TP.HCM
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Mở TP.HCM
Đại học Nông Lâm TP.HCM
Đại học Sài Gòn
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
Đại học Công nghệ Sài Gòn
Đại học Hoa Sen
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Văn Hiến

Ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Theo học ngành Công nghệ thông tin, sau khi tốt nghiệp bạn có cơ hội làm việc tại các vị trí

  • Lập trình viên chế tạo phần mềm.
  • Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • Kỹ sư trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
  • Chuyên viên thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng và hệ thống điều khiển tại các công ty chuyên về phần cứng – phần mềm máy tính.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính tại các cơ quan, công ty, trường học và tập đoàn.

Ngành công nghệ thông tin xét khối (tổ hợp môn) nào?

Các tổ hợp xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin

  • Tổ hợp A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • Tổ hợp A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • Tổ hợp B00: Toán – Hóa – Sinh
  • Tổ hợp D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • Tổ hợp D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • Tổ hợp C01: Ngữ văn – Toán – Lý

Một số công ty lớn trong ngành công nghệ thông tin

Những tố chất cần có khi theo học ngành công nghệ thông tin?

  • Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Khi yêu thích được môn học của mình bạn sẽ dễ dàng vượt qua được áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ
  • Thông minh và có óc sáng tạo: Nếu bạn là người thông minh và có óc sáng tạo, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Đây là nghề nghiệp đòi hỏi tư duy phân tích cao, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả ứng dụng thực tiễn tốt nhất.
  • Trong công việc phải luôn chính xác : Đối với đặc thù của ngành công nghệ, máy tính thì cần phải yêu cầu tính chính xác cao. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
  • Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Luôn trau dồi, tìm hiểu thông tin cũng như trau dồi được kiến thức để theo kịp với sự phát triển của nó
  • Có trình độ ngoại ngữ : Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. . Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *